Hạn chế của quyền tự lưu ký là gì?

Ví tự lưu ký thường được xem là cách thức tuyệt vời để bảo vệ tiền mã hóa, và nhận định này hoàn toàn có cơ sở. Bằng cách rút tiền mã hóa khỏi các sàn giao dịch tập trung và tự mình nắm giữ khóa riêng tư, bạn sẽ giảm nguy cơ bị hack, lừa đảo và mất trộm. Và thay vì tin tưởng một bên thứ ba có khả năng bảo vệ tài sản, bạn sẽ đóng vai trò là "ngân hàng" của chính mình với toàn quyền kiểm soát tài sản. Tuy nhiên, quyền tự lưu ký không dành cho tất cả mọi người và thực sự có thể đi kèm với một số hạn chế nhất định. Bạn cần cân nhắc những điều sau để đánh giá xem liệu có nên tự lưu ký tiền mã hóa hay không.

Tóm tắt

  • Quyền tự lưu ký có thể không hề dễ dàng: Mặc dù có nhiều giải pháp tự lưu ký vượt trội nhưng giao diện và trải nghiệm người dùng vẫn chưa được tối ưu. Cho đến khi bà của bạn có thể dễ dàng tự lưu ký tiền mã hóa của mình, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm.
  • Số tiền của bạn sẽ không thể lấy lại được một khi đã bị mất.: Không có bất kỳ sự bảo hiểm hay đảm bảo nào đối với sự an toàn của số tiền bạn nắm giữ, và có nguy cơ xảy ra lỗi người dùng dẫn đến mất tiền mã hóa — vĩnh viễn.
  • Tiền mã hóa chưa thể thay thế ngân hàng — ít nhất cho đến thời điểm hiện tại: Tiền mã hóa tự lưu ký có thể không phải là giải pháp cho tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng, vì tiền mã hóa có mối liên hệ chặt chẽ với hệ thống tài chính truyền thống và vẫn biến động.

Tự lưu ký là gì?

Tự lưu ký nghĩa là toàn quyền kiểm soát tài sản tiền mã hóa của bạn thay vì để bên thứ ba quản lý. Điều này nghĩa là nắm giữ các khóa riêng tư tiền mã hóa của bạn trong ví tự lưu ký, chẳng hạn như Ví Web3 OKX. Khi tự lưu ký tài sản tiền mã hóa, không ai có quyền kiểm soát tiền mã hóa bạn nắm giữ nếu không có sự cho phép với chữ ký số của bạn, qua đó làm giảm nguy cơ thất thoát tài sản.

Mặc dù quyền tự lưu ký thường được coi là cách an toàn nhất để lưu trữ tiền mã hóa, đó không phải là giải pháp dễ dàng nhất đối với hầu hết mọi người.

##Tại sao việc tự lưu ký lại khó đến vậy? Nếu bạn là người am hiểu về tiền mã hóa, bạn có thể là một chuyên gia tự lưu ký vào thời điểm này. Nhưng đối với hầu hết người dùng, khái niệm toàn quyền kiểm soát tiền mã hóa khá mơ hồ và khó khắn về mặt kỹ thuật.

Dù Ví Web3 OKX giúp bạn dễ dàng chuyển tiền mã hóa giữa Ví và sàn giao dịch OKX, việc chuyển tiền vẫn tiềm ẩn rủi ro. Từ vô tình sao chép sai địa chỉ đến chọn sai mạng blockchain, việc chuyển tiền theo cách thủ công vẫn tiềm ẩn một số rủi ro.

Cuối cùng, quyền tự lưu ký bị hạn chế về khả năng tiếp cận do:

  1. Độ phức tạp về mặt kỹ thuật: Việc tự lưu ký đòi hỏi trình độ kiến thức và chuyên môn kỹ thuật nhất định. Nếu không nắm rõ kiến thức về khóa công khai/riêng tư, địa chỉ và các khái niệm khác, bạn có thể gặp rủi ro mất tiền do các lỗi như gửi tiền mã hóa đến sai địa chỉ. Ngay cả đối với những giải pháp tự lưu ký cơ bản nhất, tài sản của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố duy nhất mà người dùng mắc phải - bảo vệ an toàn cho cụm từ hạt giống.
  2. Rủi ro bảo mật: Với ví tự lưu ký, bạn phải bảo vệ khóa riêng tư của mình ở một vị trí an toàn và bảo mật, đồng thời đề phòng các mối đe dọa hack trực tuyến, mất mát hoặc hư hỏng vật lý. Nếu khóa riêng tư bị xâm phạm hoặc bị mất, bạn có nguy cơ mất tất cả số tiền của mình. Bạn phải hết sức cẩn thận khi lưu trữ cụm từ hạt giống để tránh rơi vào kết cục giống như người đàn ông khét tiếng bị mất số lượng Bitcoin trị giá 220 triệu USD chỉ vì một sai lầm đơn giản.
  3. Thiếu sự bảo vệ pháp lý: Tự lưu ký thiếu sự bảo vệ pháp lý. Không giống với dịch vụ lưu ký, dịch vụ tự lưu ký không cung cấp bảo hiểm hoặc bồi hoàn trong trường hợp tài sản bị mất trộm. Ngoài ra, người dùng không có quyền đòi bồi thường trong trường hợp tài sản bị mất hoặc bị đánh cắp.

Vì vậy, dù quyền tự lưu ký mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng ở thời điểm hiện tại, tính năng này không dành cho tất cả mọi người.

Bạn thực sự có thể là ngân hàng của riêng mình?

Người ta thường nói với bitcoin, nút tự vận hành và ví tự lưu ký, bạn có thể trở thành ngân hàng của chính mình. Dù thường được xem là giải pháp cho hệ thống ngân hàng dự trữ một phần hiện tại có nguy cơ khủng hoảng và đổ vỡ, liệu tiền mã hóa có thực sự là giải pháp?

Dù hệ thống ngân hàng truyền thống có những hạn chế nhất định, việc tự lưu ký Bitcoin cũng đi kèm với một số nhược điểm đáng kể:

  • Trong tài khoản ngân hàng truyền thống, tài sản của bạn được bảo vệ lên tới 250.000 USD với bảo hiểm FDIC. Với tiền mã hóa, bạn không có bất kỳ sự bảo vệ tương tự nào nếu bị mất tiền.
  • Hầu hết các loại tiền mã hóa vẫn trải qua biến động giá lớn.
  • Dù không cần cấp phép, điều đó không đồng nghĩa với việc mọi người đều sẵn sàng chấp nhận dùng tiền mã hóa để thanh toán. Để một người bình thường có thể thanh toán mọi thứ hằng ngày, bạn cần có quyền truy cập vào hệ thống ngân hàng truyền thống.

Đối với những người có thể chấp nhận sự biến động ngắn hạn của tiền mã hóa và hiểu biết về công nghệ, tiền mã hóa mang đến cho họ lựa chọn lưu trữ tài sản an toàn và lâu dài. Nhưng đối với hầu hết người dùng, cần có giải pháp tốt hơn cho phép mọi người lưu trữ cũng như tiếp cận tiền/tài sản của mình một cách dễ dàng và an toàn.

Tôi có nên tự lưu ký tiền mã hóa của mình không?

Cả giải pháp tự lưu ký và lưu ký bởi bên thứ ba đều có rủi ro. Tóm lại, mỗi cá nhân cần cân nhắc kỹ lưỡng những rủi ro nói trên và đưa ra quyết định phù hợp với bản thân. Trong quá trình nỗ lực đưa vào sử dụng một hệ thống tài chính hiệu quả và an toàn hơn, tiền mã hóa có thể hoặc chưa thể trở thành một phần của giải pháp — và chúng tôi đang nỗ lực nhằm đảm bảo điều đó xảy ra.

Ngày nay, hàng tỷ người trên thế giới vẫn chưa có tài khoản ngân hàng. Mặc dù tiền mã hóa có thể hữu ích nhưng các phương pháp tự lưu ký và tài chính phi tập trung vẫn còn một chặng đường dài phía trước để mở rộng quy mô hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp nhỏ, tập đoàn lớn và thậm chí cả các quốc gia.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu hành trình tự lưu ký thì trước hết, hãy khám phá Ví Web3 OKX. Đối với người dùng lần đầu, chúng tôi đã tổng hợp hướng dẫn toàn diện nhằm giúp bạn bắt đầu hành trình.

Bắt đầu __ KHÔNG CÓ BẤT KỲ NỘI DUNG NÀO TRONG BÀI VIẾT NÀY LÀ LỜI MỜI MUA HOẶC BÁN TÀI SẢN KỸ THUẬT SỐ. OKX KHÔNG ỦNG HỘ BẤT KỲ TÀI SẢN HOẶC CHIẾN LƯỢC KỸ THUẬT SỐ CỤ THỂ NÀO. NẮM GIỮ TÀI SẢN KỸ THUẬT SỐ CÓ MỨC ĐỘ RỦI RO CAO, CÓ THỂ BIẾN ĐỘNG MẠNH VÀO BẤT KỲ THỜI ĐIỂM NÀO VÀ THẬM CHÍ CÓ THỂ TRỞ NÊN VÔ GIÁ TRỊ. DỰA TRÊN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH, BẠN CẦN CÂN NHẮC CẨN THẬN XEM VIỆC GIAO DỊCH HOẶC NẮM GIỮ LOẠI TIỀN/TÀI SẢN KỸ THUẬT SỐ CÓ PHÙ HỢP VỚI BẠN HAY KHÔNG. OKX KHÔNG CUNG CẤP LỜI KHUYÊN PHÁP LÝ, THUẾ, ĐẦU TƯ HOẶC BẤT KỲ LỜI KHUYÊN NÀO KHÁC. VUI LÒNG THAM KHẢO Ý KIẾN CHUYÊN GIA PHÁP LÝ/THUẾ/ĐẦU TƯ NẾU BẠN CÓ THẮC MẮC VỀ TÌNH HUỐNG CỤ THỂ CỦA MÌNH.__

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm
Nội dung này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và có thể sẽ bao gồm các sản phẩm không được cung cấp ở khu vực của bạn. Nội dung này không nhằm mục đích cung cấp (i) lời khuyên đầu tư hoặc khuyến nghị đầu tư, (ii) lời đề nghị hoặc chào mời mua, bán hoặc nắm giữ crypto/tài sản kỹ thuật số hoặc (iii) lời khuyên về tài chính, kế toán, pháp lý hoặc thuế. Việc nắm giữ crypto/tài sản kỹ thuật số, bao gồm stablecoin và NFT, có mức độ rủi ro cao và có thể biến động mạnh. Bạn nên cân nhắc cẩn thận xem việc giao dịch hoặc nắm giữ crypto/tài sản kỹ thuật số có phù hợp với điều kiện tài chính của mình hay không. Vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia pháp lý/thuế/đầu tư nếu có thắc mắc về hoàn cảnh cụ thể của bạn. Thông tin (bao gồm dữ liệu thị trường và thông tin thống kê, nếu có) xuất hiện trong bài đăng này chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin chung. Mặc dù đã hết sức cẩn trọng trong quá trình chuẩn bị dữ liệu và biểu đồ này, chúng tôi không chịu trách nhiệm/trách nhiệm pháp lý đối với các sai sót hoặc thiếu sót được trình bày ở đây. Ví Web3 OKX và các dịch vụ phụ trợ đi kèm không phải do Sàn giao dịch OKX cung cấp và phải tuân theo Điều khoản dịch vụ của Hệ sinh thái OKX Web3.

Bài viết liên quan

Xem thêm
thumbnail:wallet-scams

Địa chỉ blockchain là gì: hiểu về địa chỉ ví và địa chỉ hợp đồng thông minh

Địa chỉ blockchain là mã định danh duy nhất của ví tiền mã hóa và hợp đồng thông minh. Thuật ngữ chung này đề cập đến một chuỗi ký tự có vai trò là điểm đến cho giao dịch tiền mã hóa (trong trường hợp ví) hoặc cho phép người dùng tương tác với một hợp đồng thông minh (trong trường hợp hợp đồng thông minh).
2 thg 5, 2025
Người mới bắt đầu
26
trade-academy-beginner-4
Đào coin
Altcoin

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Khai Thác Dogecoin

Dogecoin là một loại tiền điện tử phổ biến được tạo ra vào năm 2013 như một đồng tiền thay thế của Bitcoin mang tính chất vui vẻ. Dogecoin sử dụng hình ảnh chú chó Shiba Inu làm linh vật và đã thu hút
27 thg 2, 2025
106
OKX Ventures Report on Crypto and AI Convergence
GameFi

Vòi tiền mã hóa là gì và hoạt động như thế nào?

Giới thiệu Vòi tiền mã hóa là cánh cổng dẫn vào thế giới tiền kỹ thuật số hấp dẫn, thưởng cho người dùng một lượng tiền mã hóa nhỏ sau khi họ hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản. Mục đích của các nền tảng trực tuyến này là giới thiệu đến mọi người thế giới thú vị của tiền mã hóa mà không cần đầu tư bất kỳ khoản tiền nào trước. Bài viết toàn diện này thảo luận về vòi tiền mã hóa và chức năng của chúng, đồng thời cung cấp cho người dùng các thông tin hữu ích để sử dụng chúng an toàn và có trách nhiệm.
24 thg 2, 2025
11
Generic wallet thumbnail
Bảo Mật An Toàn

Ví giấy có phù hợp với bạn không? Ưu và nhược điểm khi sử dụng ví giấy

Khi nói đến việc lưu trữ an toàn tiền mã hóa, bạn nên rút coin khỏi sàn giao dịch và cất giữ trong ví cá nhân, vì ngành tiền mã hóa có câu nói – không phải key của bạn thì không phải coin của bạn. Khi đề cập đến việc chọn loại ví bạn muốn lưu trữ tiền mã hóa, có rất nhiều lựa chọn như ví nóng, hoặc ví lạnh hay ví lưu trữ ngoại tuyến.
8 thg 1, 2025
Người mới bắt đầu
22
trade-academy-spot-3
Altcoin

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Thêm Mạng Fantom Vào Ví MetaMask

Blockchain đã làm thay đổi cách chúng ta tương tác với các tài sản kỹ thuật số và các ứng dụng phi tập trung. MetaMask là một tiện ích mở rộng trình duyệt phổ biến cho phép người dùng quản lý tài sản
25 thg 4, 2024
5
Generic wallet thumbnail
Giao thức

Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Thêm Mạng Arbitrum Vào Ví MetaMask

Arbitrum là giải pháp tăng tốc Layer 2 cho Ethereum nhằm tăng tốc giao dịch và giảm phí gas bằng cách sử dụng tính toán off-chain để xử lý giao dịch nhanh hơn và hiệu quả hơn. Việc tích hợp với Arbitr
3 thg 7, 2024
Trung cấp
4
Xem thêm